Nhập vốn góp bằng TSCĐ

Định khoản

Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình

Nợ TK 212 Tài sản cố định thuê tài chính (TT200)

Nợ TK 213 Tài sản cố định vô hình (TT200)

Nợ TK 217 Bất động sản đầu tư

Có TK 4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Ví dụ

Ngày 08/02/2017, công ty TNHH Ước Mơ góp vốn đầu tư bằng dây chuyền sản xuất bia:

    • Giá trị đánh giá là 5.000.000.000đ.

    • Thời gian sử dụng 20 năm.

Hướng dẫn trên phần mềm

Nghiệp vụ "Nhận vốn góp bằng TSCĐ" được thực hiện trên phần mềm theo các bước sau:

  • Bước 1: Hạch toán nghiệp vụ nhận vốn góp bằng TSCĐ

    • Vào phân hệ Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác, chọn chức năng Tạo mới:

  • Hạch toán chứng từ nhận vốn góp bằng tài sản, sau đó nhấn Lưu.

  • Bước 2: Ghi tăng TSCĐ vào sổ TSCĐ

    • Vào phân hệ Tài sản cố định\Ghi tăng, chọn chức năng Tạo mới.

  • Khai báo các thông tin về TSCĐ nhận được từ góp vốn.

Lưu ý:Trường hợp TSCĐ không được sử dụng để tính khấu hao hàng tháng, kế toán sẽ tích chọn vào thông tin Không tính khấu hao.

Khai báo các thông tin phục vụ cho việc tính khấu hao TSCĐ.

Lưu ý: Đối với những TSCĐ có quy định về mức tối đa khi tính khấu hao, nếu kế toán tích chọn thông tin Giới hạn giá trị tính KH theo luật thuế TNDN và nhập Giá trị tính KH theo luật thì khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ hàng tháng, phần chênh lệch giữa Giá trị KH hàng tháng với Giá trị tính KH theo luật (chênh lệch > 0) sẽ được tính vào chi phí không hợp lý.

    • Khai báo các đối tượng phục vụ cho việc phân bổ giá trị khi tính khấu hao TSCĐ.

    • Với TSCĐ tăng thông qua hình thức góp vốn, kế toán sẽ chọn nguồn gốc hình thành là Nhận góp vốn, tài trợ, biếu tặng trên tab Nguồn gốc hình thành. Đồng thời có thể chọn các chứng từ hạch toán ghi tăng TSCĐ.

    • Sau khi khai báo xong TSCĐ, nhấn Ghi tăng.

Lưu ý: Trường hợp TSCĐ được cấu thành từ nhiều bộ phận hoặc có các phụ tùng kèm theo, kế toán có thể khai báo thông tin trên tab Bộ phận cấu thànhDụng cụ, phụ tùng kèm theo để quản lý.

Last updated