Đánh giá lại TSCĐ

Các trường hợp cần đánh giá lại TSCĐ

1. Nâng cấp TSCĐ làm tăng thời gian sử dụng hoặc giá trị tài sản

2. Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản giảm giá trị tài sản

3. Đánh giá lại tài sản cố định để xác định giá trị doanh nghiệp

4. Đánh giá lại tài sản nhằm mục địch liên doanh, góp vốn, chia tách, hợp nhất, giải thể.

5. Đánh giá lại theo yêu cầu kê biên tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Định khoản

1. Trường hợp giá trị đánh giá nhỏ hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá

Nợ TK 412...

Có TK 211, 213, 217

2. Trường hợp giá trị đánh giá lớn hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá

Nợ TK 211, 213, 217

Có TK 412...

Ví dụ

  • Máy sản xuất sợi bông tại doanh nghiệp được đưa vào sử dụng từ ngày 01/01/2012, nguyên giá 150.000.000đ, thời gian sử dụng 5 năm.

  • Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp tiến hành nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 30.000.000đ. Đồng thời, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng ban đầu).

  • Ngày 16/01/2017, doanh nghiệp đưa TSCĐ vào tiếp tục sử dụng.

Hướng dẫn trên phần mềm

Nghiệp vụ "Đánh giá lại TSCĐ" được thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Tài sản cố định\Đánh giá lại, chọn chức năng Tạo mới.

  • Chọn lý do đánh giá tương ứng với mục đích sau khi đánh giá.

  • Tại cột Chi tiết điều chỉnh: khai báo thông tin giá trị còn lại, thời gian sử dụng còn lại, hao mòn lũy kế,... sau điều chỉnh.

  • Tại cột Hạch toán: ghi nhận bút toán đánh giá lại TSCĐ.

  • Nhấn Lưu.

Last updated